Sửa chữa máy kiểm kê kho Cipherlab

Chức năng và những thông số cơ bản của máy in mã vạch mà bạn cần biết !

Chức năng của máy in mã vạch

–   In thông tin trên bề mặt tem nhãn

–   Cắt nhãn tự động (auto-cutter): Chức năng này thuận tiện để cắt rời các tem liên tục (continuous media) thường được ứng dụng trong may mặt, kho vận … giúp cho doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được khối lượng nhân công để cắt rời từng con tem.

–  Xé nhãn tự động (tear-off): Đối với chức năng này, khi in được một con tem, máy in sẽ ở chế độ chờ người dùng xé tem thì mới thực hiện công việc in con tem tiếp theo. Giúp người dùng hạn chế sai sót hoặc nhầm tem nhãn với sản phẩm cần dán. Mặt khác nó bắt buộc phải có một người dùng đứng giám sát máy in và thực hiện việc xé nhãn.

–   Bóc nhãn tự động (Peel-off):  khi con tem in xong sẽ được bóc ra khỏi đế và dán trực tiếp vào sản phẩm. Chức năng này phù hợp trong công việc in hàng loạt và ứng dụng trên băng chuyền. Khi đó năng suất hoạt động được đẩy lên tối đa và có thể không cần người dùng giám sát. Ngược lại thì nó cũng có những nhược điểm là khi xảy ra một sự cố sẽ dẫn đến sai sót hàng loạt và khó kiểm soát độ sai sót của nó.

Các thông số kỹ thuật cơ bản:

Độ phân giải (resolution): Là thông số biểu diễn mật độ điểm đốt nóng (heat) trên một đơn vị độ dài. Đơn vị tính là dpi (dot per inch) có nghĩa là số điểm đốt nóng trên một inch. Chỉ số dpi càng cao, mật độ điểm trên đơn vị càng dày thì tem in càng sắc nét.

Công nghệ in (printing technology): là cách thức in thông tin lên tem nhãn, công nghệ in có 2 loại là in nhiệt trực tiếp và in truyền nhiệt gián tiếp.

+ In nhiệt trực tiếp: bằng cách dùng đầu in đốt nóng trực tiếp chất mụi than lên loại tem cảm nhiệt (thermal paper) để xuất ra thông tin. Cách in trực tiếp này sẽ tiết kiệm được mực in nhưng sẽ giảm tuổi thọ của đầu in mã vạch vì đầu in sẽ phải dùng nhiều nhiệt lượng và ma sát trực tiếp tới con tem. Nhược điểm của giấy cảm nhiệt rất dễ trầy xước vì chỉ cần va chạm nhẹ với các vật sắc, com tem sẽ bị hư hỏng vì xuất hiện những đường rạch màu đen.

+ In truyền nhiệt gián tiếp: bằng cách dùng đầu in đốt nóng các loại mực in mã vạch được cấu tạo bằng sáp (wax), sáp và nhựa (wax/resin) hoặc nhựa (resin) để tan chảy và bám lên bề mặt của tem nhãn. Cách in này sẽ điều hòa được nhiệt độ đầu in và tránh ma sát trực tiếp với tem nhãn giúp nâng cao tuổi thọ đầu in, đồng thời chất lượng tem in ra rõ nét, độ phân giải cao, và ít bị hư hỏng trong quá trình sử dụng hơn là dùng giấy cảm nhiệt.

Tốc độ in:

– Tốc độ in có đơn vị tính là ips (inches per second), là thông số thể hiện chiều dài được in ra trên mỗi giây.

– Vì máy in mã vạch được thiết kế để in cho các ngành công nghiệp và dịch vụ, nên tốc độ in cũng có nhiều lựa chọn để khách hàng quyết định ứng dụng và trong từng ngành công nghiệp.

Bộ nhớ: Bộ nhớ của máy in gồm 2 phần là RAM và FLASH. Bộ nhớ RAM của máy in có chức năng nhận lệnh in từ máy tính còn bộ nhớ FLASH có chức năng lưu các thông tin như quy cách con tem, font chữ sử dụng và hình ảnh dạng số (bitmap).

Kết nối: Để ứng dụng trong môi trường công nghiệp, máy in mã vạch được các nhà sản xuất tích hợp nhiều loại kết nối để đồng bộ hóa tối ưu với mạng cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp từ có dây như Parallel (LPT), RS232 (COM), USB, LAN tới không dây như WAN (IEEE801.01). Vì thế máy in mã vạch hoạt động chính xác với mọi loại cơ sở hạ tầng thông tin.