Mực in mã vạch – cuộn mực in mã vạch chất lượng cao

Mực in mã vạch là gì? Có thể nghe câu hỏi là bạn đã biết ngay mực in mã vạch là loại mực dùng để in mã vạch. Tuy nhiên nó có khái niệm cụ thể. Chúng ta cùng đi tìm hiểu về khái niệm mực in mã vạch là gì và các loại mực in mã vạch chính nha.

Mực in mã vạch còn gọi là Ribbon, đây là hỗn hợp mực nhiệt dùng cho máy in mã vạch truyền nhiệt. Mực in Ribon ngoài tên gọi mực in mã vạch còn có tên gọi là Ribbon in mã vạch, Ribbon nhiệt.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về ứng dụng, ưu – nhược điểm, thông số kỹ thuật và giá thành của từng loại mực in mã vạch mời các bạn tham khảo thêm thông tin tại đây.

Sau khi chúng tôi cung cấp chi tiết về khái niệm mực in mã vạch là gì, chúng tôi hy vọng thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn trong việc phân biệt là lựa chọn loại mực in mã vạch phù hợp nhất với nhu cầu ứng dụng thực tế của bạn và doanh nghiệp.

Mực in mã vạch gồm 3 lớp cấu tạo: lớp vật liệu nền, lớp mực và lớp phủ bảo vệ.

Lớp vật liệu nền:  Là một loại polyester film, có tác dụng dẫn nhiệt tốt, chịu được sức căng.

Lớp mực: được phủ lên một mặt của nền giấy in mã vạch. Tùy theo từng loại máy in mã vạch mà mực in Ribbon sẽ là Ribbon mặt ngoài hay Ribbon mặt trong (hay nói cách khác là mặt mực được tiếp xúc với mặt trong hoặc mặt ngoài của chất liệu in)

Lớp phủ bảo vệ: Lớp phủ bảo vệ thường truyền nhiệt tốt là phần chính của mực in Ribbon giúp bảo vệ máy in, chống hao hòn máy in.

Mực in mã vạch được cấu tạo từ 3 thành phần chính: Chất làm màu carbon, chất sáp (wax) dùng làm chảy mực và chất nhựa dính (Resin) dùng để tăng độ kết dính của mực trên vật liệu in.

Mực in mã vạch có những loại nào

Dựa vào thành phần cấu tạo nên mực in mã vạch mà mực in mã vạch có 3 loại mực chính sau:

  • Mực in Ribbon Wax.
  • Mực in Ribbon Wax/Resin
  • Mực in Ribbon Resin.

Giấy in mã vạch gồm có rất nhiều loại và mỗi loại lại có những điểm mạnh và phù hợp với các loại giấy in mã vạch khác nhau, trong mỗi một môi trường thì chúng ta cần sử dụng các loại giấy in và mực in phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất.

Ví dụ như loại giấy in 3 tem chính là giấy decal cuộn 1 hàng 3 tem được sử dụng rộng rãi trong ngành bán lẻ hàng hóa nên người ta còn gọi nó là giấy decal 3 têm siêu thị, dùng để in nhãn mã vạch. Cỡ tem thông dụng là 35*22mm, khổ giấy là 110mm, có chiều dài khoảng 50m tương đương 6000 tem ( tương đương cuộn decal in mã vạch 100m sẽ in được 12000 tem, cuộn 150m sẽ in được 18000 tem).

Giấy in mã vạch 3 tem có 2 loại là loại tem chống bóc và loại tem trơn. Tem chống bóc dùng để dán nhãn hàng tiêu dùng trong siêu thị; tem trơn thường dùng trong các cửa hàng bán lẻ, shop thời trang, hiệu thuốc, … với loại này thì chúng ta chỉ cần sử dụng loại mực in mã vạch wax bởi hàng hóa này được bảo quản trong thời gian ngắn.

Nguyên liệu làm mã vạch

Khi nói đến các chất liệu giấy in mã vạch chúng ta sẽ có rất nhiều dạng tương ứng với mỗi kỹ thuật in. Tuy nhiên, loại giấy chính dùng làm giấy in mã vạch là giấy decal. Với phương pháp in decal chuyển nhiệt, chúng ta có 4 nguyên liệu chính để làm mã vạch bằng công nghệ in chuyển nhiệt này: Decal giấy thông thường, decal nhựa PVC, giấy decal Satin, decal xi bạc:

  • Decal giấy thông thường: Đây là loại giấy decal được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Mực in mã vạch phổ thông ứng dụng cho decal giấy là mực sáp, hoặc bạn có thể dùng sáp – nhựa hoặc mực nhựa đều được.
  • Decal nhực PVC: Mực in thường dùng là mực resin hoặc wax-resin.
  • Giấy decal Satin (chất liệu vải satin): được dùng để làm tem cho các hàng hóa được sử dụng nhiều lần như quần áo, giày,… loại mực in cho giấy decal satin phải là loại mực có chất lượng rất tốt để đảm bảo độ bền màu sau nhiều lần giặt.
  • Decal xi bạc: được dùng rộng rãi trong các ngành điện tử- cơ khí, … decal xi bạc có thể chịu được mọi môi trường bất lợi nên có giá thành rất cao.

Như vậy chúng ta có thể thấy mỗi loại mực in mã vạch sẽ phù hợp với một loại giấy in và trong từng trường hợp và môi trường bảo quản khác nhau.