Những lời khuyên hữu ích cho việc lựa chọn máy in tem nhãn mã vạch

Trong sản xuất và bảo quản, quản lý kho, xuất hoàng là các quá trình nối tiếp nhau và đảm bảo chúng không bị gián đoạn hay nhầm lẫn nhất là trong quá trình xuất, nhập kho để quản lý được rễ ràng ta cần sử dụng đến công nghệ mã vạch.

Việc lựa chọn máy in tem nhãn rất quan trọng, nó quyết định đến năng suất và sản lượng hàng hóa của bạn, giúp bạn quản lý hàng hóa nhanh và chính xác hơn.

Trước khi mua máy in mã vạch bạn cần dành thời gian tìm hiểu làm thế nào để sử dụng máy in của bạn, do đó bạn có thể cân nhắc yếu tố sau vào các tùy chọn của bạn. Và mua sản phẩm máy in tem nhãn mã vạch ở đâu chất lượng nhất.

Máy in mã vạch

1, Công nghệ in trên máy in mã vạch.

Ngày nay với công nghệ hiện đại nhanh và chính xác, bạn có thể chọn công nghệ máy in nhãn mã vạch nhiệt: trực tiếp nhiệt hay truyền nhiệt. Hoặc có thể sử dụng máy in laser thông thường để in các tem nhãn mã vạch đơn giản dạng tờ A4.

Công nghệ in nhiệt trực tiếp không sử dụng mực in mà in trực tiếp trên giấy in nhiệt là lloaij giấy đặc biệt có tráng sẵn mực lên bề mặt giấy, Khi có nhiệt độ từ đầu in của máy in hóa đơn nhiệt tác đông nên giấy in nhiệt sẽ hiển thị những thông tin càn in. Máy in hóa đơn nhiệt trực tiếp không in được màu mà chỉ in được 2 màu đen – trắng.

Nhược điểm của phương pháp này là sản phẩm tem nhãn không bền màu, rất nhạy cảm với ánh sáng tia cực tím, nhiệt, độ ẩm, nhòe, và trầy xước. Không sử dụng được trong các môi trường khắc nghiệt hay trong điều kiện bảo quản ẩm ướt.

Công nghệ in truyền nhiệt, đầu in mã vạch là một khối cố định gồm nhiều điểm nóng còn gọi là các phần tử in (hay các dấu chấm). Với công nghệ này cho tốc độ in nhanh, sau khi in bản in khô gần như ngay lập tức. Cách thức và phương pháp hoạt động đơn giản, bản in có chất lượng bền bỉ rất khó phai màu và khó trày xước.

Ưu điểm của in truyền nhiệt:

– Độ bền của tem nhãn, hình ảnh: Yêu cầu cần thiết cho tem nhãn ở môi trường khắc nghiệt
– Độ phân giải tuyệt vời cho mã vạch, văn bản và đồ hoạ
– Tuổi thọ đầu in dài hơn so với in nhiệt trực tiếp
– Có khả năng in nhiều màu như đen, xanh, đỏ, trắng…

Nhược điểm của in truyền nhiệt:

– Cần sử dụng ribbon mưc và giấy in tem nhãn mã vạch. Sử dụng nhiều hơn vật tư tiêu hao.
– Cần phải tải ribbon mực
– Ribbon mực phải phù hợp với máy in
– Gây lãng phí ribbon khi nhãn in dài và ít ký tự.

2, Độ phân giải của máy in tem nhãn mã vạch.

Một trong nhiều yếu tố bạn nên đánh giá là độ phân giải của máy in, thường được gọi là dpi, hoặc chấm trên mỗi inch. Máy in mã vạch có sẵn ở các cấu hình dpi thấp đến cao, thường là 203, 300, 406 hoặc 600dpi. Nhưng làm thế nào để bạn biết giải pháp nào sẽ làm việc cho bạn? Và những yếu tố khác bạn nên xem xét? Hãy khám phá những gì bạn cần biết về độ sắc nét của máy in trước khi mua một máy in nhãn mã vạch.

Tem nhãn mã vạch rõ ràng

Điều quan trọng là phải hiểu rõ yêu cầu về dpi của bạn trước khi mua máy in mã vạch để bạn không đầu tư xấu. Độ phân giải máy in không phải là cài đặt có thể điều chỉnh hoặc thay đổi sau khi bạn mua thiết bị.

3, Khối lượng tem nhãn được in trong một ngày mà máy in mã vạch phải in.

Tùy theo nhu cầu sử dụng của từng doanh nghiệp hay các cửa hàng mà chúng ta chọn các máy in mã vạch cho tốc độ in khác nhau. Nếu chỉ là các cửa hàng tiện ích nhỏ, siêu thị, … thì bạn nên sử dụng loại máy in mã vạch để bàn.

Còn nếu bạn là công ty lớn hệ thống siêu thị khủng với hàng ngàn mặt hàng thì bạn cần sử dụng loại máy in mã vạch công nghiệp với tốc độ in nhanh và hoạt động bền bỉ 24/7.

4, Kích thước con nhãn sử dụng trên máy in mã vạch.

Tùy từng loại máy in và nhu cầu của khách hàng hay chức năng của từng máy khác nhau mà yêu cầu khích thước tem nhãn khác nhau. Với dòng máy in mã vạch công nghiệp thì độ rộng giấy in mã vạch lên đến 168mm.

Bạn có thể dựa vào mục đích và nhu cầu sử dụng mà có thể chọn lựa các loại máy có thể in bề ngang con nhãn từ 104mm đến 172mm.

Kích thước con tem hợp lý

5, Kết nối của máy iin mã vạch

Tất cả máy in mã vạch thường có kết nối USB hay wiffi để đồng bộ hóa tối ưu với mạng cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp từ có dây như Parallel (LPT), RS232 (COM), USB, LAN tới không dây như WAN (IEEE801.01).

Kết nối các thiết bị ngoại vi rễ ràng

6, Khả năng tương thích của máy in mã vạch và phần mềm.

Sau khi bạn lựa chọn được dòng máy thích hợp thì bạn cần lựa chọn phần mềm thích hợp để phù hợp với doanh nghiệp của mình

Hay phần mềm NiceForm Barcode của NiceLabel NiceForm là một phần mềm ghi nhãn chuyên nghiệp cho máy tính để bàn và người dùng doanh nghiệp có một giao diện dễ sử dụng, tích hợp tốt với hầu hết các ứng dụng dựa trên Windows.

Để biết thêm thông tin khác xin mời các bạn truy cập trang web: https://rgdpackaging.com hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo hotline: 0968 09 9139

https://www.truesmart.com.vn/ Nếu như bạn không thể xác định được nguyên nhân Samsung không nghe được là do đâu thì hãy đến ngay với hệ thống sửa chữa điện thoại Truesmart để được kiểm tra và tìm ra nguyên nhân.