Những nguyên nhân làm hư hỏng đầu in mã vạch mà bạn nên tránh

Đầu in mã vạch là một thành phần rất nhạy cảm, dễ hư hỏng nếu như bạn sử dụng và bảo quản không đúng cách, chúng tôi xin nêu ra vài nguyên nhân hư hỏng đầu in và cách bảo vệ cho đầu in.

1, Nguyên nhân thứ nhất : Thông thường một đầu in được sử dụng từ 02 đến 03 năm, trong quá trình sử dụng cứ sau khi chạy hết một cuộn mực in mã vạch 300m bạn nên dùng một chút cồn 90 độ hoặc một chút xăng Zippo nhúng bông gòn lau sơ qua để cho đầu in của bạn luôn luôn trong tình trạng sạch sẽ, không có tạp chất, vấn đề này rất đơn giản nhưng không phải ai cũng để ý.

2, Nguyên nhân thứ hai xuất phát từ vấn đề vệ sinh đầu in, nhiều bạn cứ hỏi ngày nào tôi cũng vệ sinh hết mà sao nó vẫn hư, nguyên nhân là do bạn vệ sinh không đúng cách. Như tôi đã nói đầu in mã vạch rất nhạy cảm, khi vệ sinh bạn nên lâu chùi theo một hướng, một chiều nhất định, tuyệt đối không được chùi qua chùi lại, bạn chỉ cần lâu qua 1 đường xong bỏ cục bông gòn đó đi, đừng có tiếc.

3, Môi trường sử dụng : bụi bẩn bám trên bề mặt giấy decal, bám lên mực in mã vạch, bụi bẩn bám vào đầu in, do đó giấy decal, mực in mã vạch và máy in mã vạch phải để trong môi trường sạch sẽ, không được để bất cứ vật gì trong máy hoặc trên nắp đậy của máy, nắp đậy của máy phải luôn luôn đóng 100% trừ trường hợp thay ribbon, thay tem nhãn decal.

Đầu in mã vạch máy Zebra

4, Nguyên nhân thứ tư đó chính con người, người sử dụng phải bảo quản, phải xem cái máy như một người bạn, một người bạn đồng hành cùng mình, mạnh ai nấy xài, có tư tưởng “cái máy này của công ty, hư thì công ty mua cái mới” như vậy là không được.

Khi nào thì bắt buộc phải thay đầu in ?

Đầu in mã vạch chỉ được thay thế khi những bộ phận khác trong máy in của bạn còn hoạt động tốt, chỉ thay khi in ra chất lượng bản in không đẹp, mờ chữ, mờ nét, mất nét hoặc in ra không có gì, chỉ có một khoảng trắng mênh mông.

Đầu in bị hư, phần màu trắng nằm ở hai bên góc ngoài