Vệ sinh định kỳ máy in

Phương pháp bảo quản – sửa chữa – thay thế đầu in mã vạch nhanh và hiệu quả nhất

Trong quá trình sử dụng máy in mã vạch chúng thường thấy phát sinh một số lỗi cơ bản lien quan đến chủ yếu 3 bộ phận đó là giấy in, mực in và đầu in mã vạch. Trong 3 lỗi trên thì lỗi liên quan đến đầu in là nặng nhất và nếu không thể khắc phục mà phai thay thế thì rất tốn kém.

Trong khi đó bảo vệ đầu in máy in mã vạch đúng cách không phải ai cũng biết. Đôi khi máy in mã vạch được sử dụng không đúng cách dẫn đến tình trạng hỏng, xước đầu in. Đầu in là bộ phận quan trọng nhất của chiếc máy. Ngoài việc khi đầu in bị hỏng bạn bị mất thời gian để sửa, thì đầu in của máy in mã vạch có giá thành rất cao.

Đầu in bộ phận tạo ra nhiệt làm nóng chảy ribbon mã vạch, tiếp xúc trực tiếp tới các vật tư in ấn giấy in mã vạch. Có hai phương pháp sử dụng in đó là in nhiệt trực tiếp, dạng in đầu in tiếp xúc trực tiếp với cuộn giấy in. Kiểu in truyền nhiệt thì ở dạng in này đầu in sẽ tiếp xúc trực tiếp với ribbon.

Nguyên nhân làm đầu in của bạn bị xước là bụi. Khi sử dụng lâu, tiếp xúc với nhiệt độ cao quá nhiều thì lớp phủ của điểm đốt nóng đã bị bong ra. Hãy chọn và sử dụng loại giấy decal mã vạch và mực in phù hợp với nhu cầu sử dụng. Có một số loại tem và mực in yêu cầu nhiệt độ lúc in cao hơn mức bình thường.

Như tem xi bạc và mực resin, khi bạn sử dụng loại mực và giấy này thì không nên in liên tục trong thời gian ngắn. Cần có thời gian để đầu in của bạn tản bớt nhiệt. Mực in mã vạch cũng là thành phần tiếp xúc trực tiếp tới đầu in. Vì thế bảo quản mực in không được dính bụi bẩn hoặc bị ẩm mốc để bảo đảm an toàn cho đầu in.

==> xem thêm: Cách bảo quản đầu in máy in mã vạch sử dụng lâu hỏng

Sử dụng giấy và mực in đúng cách

  • Sử dung mực và giấy in đúng cách, đúng theo loại giấy mà chúng ta có loại mực tương ứng. Vì mỗi loại máy in có một quy trình lắp ribbon và giấy in riêng.
  • Khi thay mực và giấy cho máy in tránh để ngón tay hoặc vật cứng quệt vào đầu in.
  • Khi in nên đóng nắp máy in lại. Tránh bụi bay vào giấy làm xước đầu in
  • Định kỳ lau chùi đầu in. Sử dụng bông mềm thấm nước để vệ sinh đầu in.
  • Dùng nguồn điện đảm bảo tránh cháy đầu in
  • Bạn nên sử dụng máy in của mình ở nơi có nguồn điện cung cấp ổn định nhất. Khi nguồn điện không ổn định có thể sẽ dẫn đến tình trạng đầu in bị cháy
  • Không sử dụng nguồn điện ở máy phát điện. Cũng như rất nhiều đồ điện khác không nên sử dụng nguồn điện ở máy phát điện.

Thay đầu in máy in mã vạch ở đâu

Đầu in máy in mã vạch là sản phẩm quan trọng nhất của chiếc máy in. Hoạt động theo cơ chế phát nhiệt theo điểm. Đốt nóng mực in khiến mực in chảy và bám vào bề mặt giấy in mã vạch. Số điểm phát nhiệt này càng cao thì thì bản in càng sắc nét.

Điểm phát nhiệt này được gọi là DPI, với cả máy in giá rẻ hiện nay thì số điểm này là 203 dpi. Các máy in giá thành cao hơn thì là 300 dpi. Một số dòng máy cao cấp sử dụng đầu in có độ phân giải 600dpi.

Sửa máy in mã vạch tại nhà

Nguyên nhân đầu in hư hỏng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như:

  •     Trong quá trình in đầu in của bạn gặp bụi khiến đầu in bị xước. Lúc in có 1 vạch trắng cố định 1 vị trí.
  •     Có thể do nguồn điện của bạn không ổn định khiến đầu in bị hỏng
  •     Do bạn in với số lượng rất lớn trong một thời gian ngắn : In tem với số lượng rất lớn trong một thời gian ngắn, khiến máy in của bạn không được nghỉ xả hết nhiệt. Có thể gây lên tình trạng cháy đầu in

Lúc này  bạn cần phải thay đầu in cho máy in của mình

Một số thông tin cần biết về đầu in mã vạch:

– Một cái đầu in mã vạch là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của máy in mã vạch hay còn gọi là máy in tem nhãn mã vạch. Đâu in ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tem nhãn

– Thông thường một chiếc đầu in mã vạch chiếm khoảng 30 – 40 % giá trị của máy in mã vạch. Chính vì thế việc bảo quản một chiếc đầu in một cách hiệu quả sẽ giúp duy trì được tuổi thọ của đầu in lâu hơn.

Một số trường hợp dẫn đến đầu in mã vạch dễ bị hư hỏng:

– Việc sử dụng không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng đến đầu in, chẳng hạn như sử dụng lâu ngày không vệ sinh lại máy in làm bụi bẩm bám vào sẽ làm chất lượng in xấu, lâu ngày sẽ làm trầy xướt đầu in.

– Sử dụng các vật thể cứng tiếp xúc vào đầu in.

– Việc sử dụng giấy decal, mực in mã vạch có dính chất bẩn cũng ảnh hưởng đến đầu in.

– Việc in ấn quá nhiều trong một ngày cũng làm ảnh hưởng đến đầu in.

– Môi trường để máy in cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì tuổi thọ của đầu in. Việc một hạt bụi vô tình dính vào đầu in cũng có thể làm cho đầu in bị xướt mà đầu in bị xướt thì không sửa được chỉ thay mới.

Một số cách bảo quản giúp nâng cao tuổi tho đầu in mã vạch:

– Sử dụng máy in với một tốc độ in hợp lý.

– Định kỳ vệ sinh lại máy in tránh bụi bẩm bám vào.

Vệ sinh định kỳ máy in

– Không nên sử dụng máy in trong một ngày quá nhiều nó sẽ làm giảm tuổi thọ máy in.

– Nên bảo quản máy in ở nhiệt độ phòng, tần suất làm việc trung bình.

– Vệ sinh đầu in ta nên dùng bông gòn nhúng vào ít cồn nước xanh lau nhẹ qua đầu in không được dùng các vật thể cứng như bàn chải, … mà chùi vào đầu in sẽ làm hư đầu in ngay.

==> Xem thêm:  Hướng dẫn vệ sinh và thay đầu in mã vạch Avery

                           Hướng dẫn cài đặt, thay thế đầu in mã vạch Zebra

                          Cách thay thế đầu in mã vạch, có video hướng dẫn full HD

Giải quyết vấn đề:

Đầu in máy in mã vạch là phụ kiện quan trọng nhất của máy in mã vạch do đó cần lưu ý khi thao tác cẩn thận khi thay giấy in, ruy băng mực in, vệ sinh đầu in, …

Khi đầu in bị xước thì không thể sửa chữa mà bắt buộc phải thay thế băng một đầu in mới.

Các bước dưới đây sẽ hướng dẫn các bước thay thế, lắp đặt một đầu in mới cho dòng Zebra ZMxx Series: ZM400 và ZM600

Lưu ý: Trước khi tiến hành lắp đặt thay thế hoặc thay giấy in, mực in nên hạn chế tiếp xúc vật kim loại khu vực đầu in tránh gây xước đầu in.

==> Xem thêm: Cách khắc phục lỗi thường gặp của một số loại máy in mã vạch

Bước 1: Tháo đầu in cũ hoặc bị xước

  1. Tắt máy in, rút cáp nguồn và cáp dữ liệu khỏi máy in. Bàn tay thao tác phải sạch và khô.
  2.  Mở lắp máy in và tháo giấy in và ruy băng mực ( mực in ) nếu có.
  3.  Xoáy ốc phía bên trên đầu in như hình mô tả dưới đây
  4. Mở đầu in lên, lựa và “nghe tay” kéo đầu in ra khỏi khay chứa đầu in.
  5. Sau đó rút cáp nguồn và cáp dữ liệu khỏi đầu in.

Bước 2: Lắp đầu in ZM400 mới

  1. Quan sát vị trí lắp đặt của đầu in và khay chứa đầu in ZM400
  2. Gắn cáp nguồn và cáp dữ liệu vào đầu in.
  3. Đẩy cáp nguồn và cáp dữ liệu vào khay chứa đầu in cho gọn, tránh đầu in đè lên cáp.
  4. Lắp đầu in và khay, sau đó kiểm tra lại xem đầu in có kênh hay vênh ở vị trí nào không.
  5. Đóng đầu in lại, lắp ốc phía trên đầu in để cố định
  6. Vệ sinh lại đầu in mới bằng cồn 90 độ vào bông trăng y tế

Trong quá trình thực hiện các bước trên mà gặp bất kỳ thắc mắc gì bạn hãy nhấc máy lên và gọi trực tiếp cho chúng tôi theo hotline phòng kỹ thuật: 0968 09 9139 để được hỗ trợ trực tuyến nhiệt tình và chính xác nhất.

Chúc các bạn thành công !

==> Click xem thêm:  Dịch vụ bảo trì – bảo hành – sửa chữa máy in mã vạch tại nhà