Máy in Flexo, máy in tem nhãn.

In tem nhãn, mã vạch với công nghệ in FLEXO.

Công nghệ in Flexo là gì  và các thành phần chính để in ra một sản phẩm tem nhãn. Cùng tìm hiểu với chúng tôi về quy trình in tem nhãn.

A, TRƯỚC HẾT BẠN CẦN PHẢI BIẾT CÔNG NGHỆ IN FLEXO LÀ GÌ ?

Công nghệ in Flexo còn gọi là in màu, tên tiếng Anh Flexography, nó khác với in tem nhãn trên máy mã vạch, là phương pháp in trực tiếp do có bản nổi hay còn gọi là kỹ thuật in nổi, các phần tử in là những hình ảnh, thông tin trên bản in nằm cao hơn những phần tử không in, mực in được cấp cho khuôn in nhờ trục anilox. Trục anilox là một trục kim loại, bề mặt được khắc lõm nhiều ô nhỏ cell. Trong quá trình in, trục được nhúng một phần trong máng mực, mực sẽ lọt vào các ô trên bề mặt trục, phần mực nằm trên bề mặt sẽ được dao gạt mực gạt đi. Sau đó khuôn in sẽ tiếp xúc với trục và nhận mực từ trong các cell trên bề mặt trục in.

Sơ đồ phát họa hệ thống lấy mực từ máng đến bản in.
Sơ đồ phát họa hệ thống lấy mực từ máng đến bản in.

 

B, CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH ĐỂ IN RA MỘT CON TEM NHÃN HOÀN THIỆN.

1, Máy in Flexo.

Thông thường máy in Flexo có 02 loại, một là loại in theo dạng khuôn dập, loại thứ hai là in theo dạng lăn. Dạng khuôn dập thì cho cho ra chất lượng hình ảnh trên sản phẩm tương đối trung bình, độ sắc nét không cao.

Đối với dạng in trục lăn thì nó tương đối phức tạp hơn, giá thành cao do nó cho ra bản in sắc nét, đẹp hơn.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy in như Onda, Shiki, Owasaki, Lintec…đa số tại Việt Nam chúng ta sử dụng các dòng máy của Nhật là chính. Bạn có tham khảo thêm các dòng máy in mã vạch TẠI ĐÂY

Máy in Flexo, máy in tem nhãn.
Máy in Flexo, máy in tem nhãn.

2, Khuôn bản in Flexo.

Khuôn in flexo được làm bằng nhựa photopolymer. Khuôn in có thể được chế tạo bằng phương pháp quang hóa, CTP hoặc khắc laser, sau đó được gắn lên trục in nhờ băng keo 2 mặt hoặc từ trường. Việc lựa chọn khuôn in bao gồm độ dày, độ cứng, số lớp, tùy vào từng vật liệu in như giấy, carton hay màng mà ta quyết định chất liệu khuôn in cho phù hợp.

Khuôn bản in trên máy Flexo, chất liệu Polymer.
Khuôn bản in trên máy Flexo, chất liệu Polymer.

3, Giấy nguyên liệu in tem nhãn.

Thông thường in tem nhãn trên máy Flexo phải sử dụng loại giấy dạng cuộn hay giấy quấn cuộn, nó khác với in Offset. Bạn có thể tùy chọn các loại như giấy thường như AW0331, AW0339, MW0066, MW003  … đây là những loại giấy thông dụng có thể dùng tay xé rách, cao cấp hơn thì dùng giấy decal nhựa PVC, hay giấy decal trong … .

Tùy theo nhu cầu sử dụng mà các bạn có thể chọn lựa, hoặc các bạn tham khảo thêm các loại giấy in tem nhãn mã vạch TẠI ĐÂY

Giấy nguyên liệu in tem nhãn, Sticker, Label.
Giấy nguyên liệu in tem nhãn, Sticker, Label.

4, Mực in tem nhãn.

Mực in tem nhãn trên máy Flexo cũng khác so với mực in trên máy mã vạch, nó phải sử dụng mực nước, máy in mã vạch thì dùng mực bột tráng lên màng PE sau đó quấn cuộn.

Tùy vào mục đích sử dụng như bao bì, tem nhãn dán, loại máy in, hệ thống cấp mực, hệ thống sấy khô… hay các chuẩn mực của hệ thống kiểm tra mà thành phần mực khác nhau và cơ bản mực in Flexo chia làm 3 loại:

– Mực in dựa trên cơ sở dung môi hữu cơ, thành phần mực gồm:

+ Dung môi : 60-80%: etanol; n-propanol; n-propylaxetate; nepan…

+ Nhựa (tan trong dung môi hữu cơ):13%: nitrocellulose, polyamide, nhựa cứng, acrylic, colophane, shellac…

+ Pigment : 8-12%, Phụ gia:2-5%: chất làm dẻo, silicone…Cơ chế khô nhờ bay hơi và thường in trên giấy hay màng, thành phần với mỗi loại vật liệu sử dụng thì khác nhau.

Mực in tem nhãn, mực in UV.
Mực in tem nhãn, mực in UV.

– Mực in trên cơ sở dung môi là H2O thì tỉ lệ thành phần giống trên, nước có thể pha thêm dung môi hữu cơ, nhựa tan hoặc phân tán trong dung môi, Pigment có độ đậm màu lớn hơn ở mực dung môi hữu cơ, cơ chế khô : thấm hút 70%, bay hơi 30%

– Mực UV có các thành phần sau:

+ Nhựa: là các polymer mạch ngắn, monome: acrylate, epoxy.. có chứa liên kết C-O-C

+ Chất kích hoạt khơi mào:10-15% có tác dụng tạo phản ứng polymer hoá dưới tác dụng cuả tia UV.

+ Pigment:14-20%

+ Phụ gia:2-5%, cơ chế khô nhờ tia UV nên phải có đèn UV đặt sau mỗi đơn vị in, Mực in sử dụng 4 màu cơ bản CMYK, nếu in thêm màu thì khác.

Bạn tham khảo thêm mực in mã vạch TẠI ĐÂY

5, Dao bế.

Nó là công đoạn cuối cùng để cho ra sản phẩm, dao bế dùng để cho sản phẩm có các hình dáng đẹp, theo yêu cầu từ khách hàng. Thông thường dao bế ở Việt Nam có 02 loại chính nhập từ Trung Quốc và Nhật Bản, lưỡi dao Nhật thì tốt hơn, bế lâu cùn hơn.

Dao bế tem nhãn, tùy theo hình dáng tem mà bẻ theo cong, thẳng, gấp, khúc.
Dao bế tem nhãn, tùy theo hình dáng tem mà bẻ theo cong, thẳng, gấp, khúc.

Các bạn có thể tham khảo đầu in trên máy TẠI ĐÂY

  1. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ IN FLEXO.

Kỹ thuật in Flexo cho chất lượng in không cao như các công nghệ khác nếu in ở dạng hình ảnh. Thông thường in flexo thường dùng màu pha (màu solid) với trục anilox dẫn mực nên có ưu điểm là chất lượng sản phẩm khi in ra đồng đều và có độ màu đậm vì sử dụng Tram 150 DPI. Công nghệ in Flexo đang được sử dụng rộng rãi và có nhiều tiềm năng phát triển nhờ có ưu điểm là đáp ứng được tiến độ sản xuất lớn, có thể in ấn trên các vật liệu dạng cuộn dành cho các dòng máy dán tự động.

Tem nhãn thành phẩm
Tem nhãn thành phẩm
Mã vạch thành phẩm
Mã vạch thành phẩm

Đặc biệt Công nghệ flexo có hệ thống bế tự động ngay sau quá trình in. Nếu vật liệu khi in là các loại decal thì các phần dư thừa của sản phẩm cũng được bóc rời khỏi phần đế dán. Phương pháp in flexo là lựa chọn thích hợp để in label, sticker, tem, nhãn, mác, bao bì, vỏ thùng carton và in được trên nhiều chất liệu đặc biệt như: vải, bìa hoặc in trên màng polyme … .